********DIỄN ĐÀN THỦY SẢN********
Xin vui lòng đăng nhập !
Nếu chưa có tài khoản bấm vào đăng ký!
Các bạn đăng ký xong vui lòng vào mail xác nhận mới tham gia được vào diễn đàn!khi xác nhận xong bấm đăng nhập và nhập tài khoản vừa tạo!



Join the forum, it's quick and easy

********DIỄN ĐÀN THỦY SẢN********
Xin vui lòng đăng nhập !
Nếu chưa có tài khoản bấm vào đăng ký!
Các bạn đăng ký xong vui lòng vào mail xác nhận mới tham gia được vào diễn đàn!khi xác nhận xong bấm đăng nhập và nhập tài khoản vừa tạo!

********DIỄN ĐÀN THỦY SẢN********
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
********DIỄN ĐÀN THỦY SẢN********

K2

Similar topics
.
Photobucket
dongho
nhac
Latest topics
» phục hồi file ẩn USB
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NUÔI NGHÊU (có nguồn đầy đủ) EmptyTue Oct 23, 2018 10:25 am by hoavothien888

» luận văn khảo sát bệnh trên cá tra giống
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NUÔI NGHÊU (có nguồn đầy đủ) EmptyTue Oct 23, 2018 10:22 am by hoavothien888

» luận văn sản xuất cua giống
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NUÔI NGHÊU (có nguồn đầy đủ) EmptyTue Oct 23, 2018 10:22 am by hoavothien888

» Luận văn tôm càng xanh
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NUÔI NGHÊU (có nguồn đầy đủ) EmptyTue Oct 23, 2018 10:19 am by hoavothien888

» Tổng quan về hiện trạng nuôi tôm - rừng ở DBSCL
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NUÔI NGHÊU (có nguồn đầy đủ) EmptyMon Apr 06, 2015 4:04 pm by Thảo Nguyễn

» Bài giảng Khuyến Ngư
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NUÔI NGHÊU (có nguồn đầy đủ) EmptySun Mar 01, 2015 9:36 pm by giahien0808

» dam cuoi thai
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NUÔI NGHÊU (có nguồn đầy đủ) EmptyThu Oct 23, 2014 1:44 pm by Admin

» TỪ ĐIỂN THỦY SẢN FULL
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NUÔI NGHÊU (có nguồn đầy đủ) EmptyThu Apr 10, 2014 2:35 pm by Admin

» ĐƯA THẦY CHÙA QUA SÔNG
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NUÔI NGHÊU (có nguồn đầy đủ) EmptyWed Apr 09, 2014 9:42 pm by Admin

Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 23 người, vào ngày Tue Oct 15, 2024 9:36 am

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NUÔI NGHÊU (có nguồn đầy đủ)

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin
Admin

I. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC SINH HỌC NGHÊU


1. Hình thái cấu tạo và phân loại

Trong các công trình nghiên cứu trước đây về đặc điểm hình thái, phân loại của động vật Thân Mềm đã mô tả cấu tạo của họ Ngao (Veneridea) cho thấy các loài trong nhóm này ít có sự khác nhau. Như công trình nghiên cứu của Walter (1945) mô tả 3 loài Meretrix lusoria Chem, Meretrix petechialis Lam và Meretrix tripla; Pierre (1952) mô tả một loài Meretrix meretrix (Linnaeus); Anuwat (1995) mô tả hai loài Meretrix lusoria và Meretrix meretrix. Ngoài các công trình trên chưa có công trình nào mô tả loài nghêu Meretrix lyrata ngoại trừ công trình nghiên cứu của Habe et al., (1966) và Nguyễn Chính (1996), gần đây Trương Quốc Phú (1999) đã mô tả rất kỹ hình thái cấu tạo ngoài của Meretrix lyrata (Sowerby, 1851), cơ thể nghêu được bao bọc bởi hai mảnh vỏ bằng nhau có dạng hình tam giác (gần tròn), vỏ dầy chắc, cạnh trước ngắn hơn (chỉ bằng 2/3 chiều dài cạnh sau), dính chặt nhau bằng một bản lề và góc vỏ có răng khớp rất khít.

Ngoài ra, các chi tiết cấu tạo và hình thái quan trọng khác của nghêu cũng được các nhà nghiên cứu trên mô tả như sau: Hình dạng rất giống ngao dầu, nhưng kích thước nhỏ hơn Nghêu lớn có chiều dài 40-50mm, chiều cao 40-45mm và chiều rộng 30-35mm (Nguyễn Đình Hùng, 2000). Mặt trong vỏ nhẵn trơn, màu trắng, có các vết in của cơ khớp vỏ trước và sau, vết in của cơ màng áo và vết in của cơ điều khiển ống hút thoát nước. Bên ngoài vỏ có màu trắng ngà, trắng xám hoặc nâu, trên mặt vỏ có nhiều đường gân lồi gần như song song với nhau uốn cong theo miệng vỏ và thưa dần về phía mặt bụng là những vòng sinh trưởng đồng tâm (Kappner and Bieler, 1997). Công trình nghiên cứu mêu tả nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) của Habe et al., (1966) và gần đây là của Nguyễn Chính (1996) như sau:

Ngành thân mềm: Mollusca

Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia

Bộ mang thật: Eulamellibranchia

Bộ phụ: Schzodonta

Phân bộ: Heterodonta

Tổng họ: Veneracea

Họ ngao: Veneridae

Giống ngao: Meretrix

Loài nghêu: Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)

Tên tiếng Anh: Lyrate Asiatic Hard Clam.

Tên địa phương: nghêu Bến Tre.

Loài nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) đã được Bộ Thủy sản Việt Nam xếp vào danh mục các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam (Nguyễn Thanh Tùng và ctv, 2007).

Về mặt cấu tạo có nhiều tác giả nghiên cứu về hình thái cấu tạo trong lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) cho thấy cơ bản giống nhau như công trình nghiên cứu của Purchon (1977), Thái Trần Bái (1978) và Quayle & Newkirk (1989) có cấu tạo như hình 2.2.

2. Phân bố

Theo nghiên cứu của Nguyễn Chính (1996) cho thấy Nghêu (Meretrix lyrata) phân bố chủ yếu ở vùng biển ấm Tây Thái Bình Dương từ biển Đài Loan đến Việt Nam . Ở Việt Nam chúng phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Bộ như: Cần Giờ (Tp.HCM), Gò Công (Tiền Giang), Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú (Bến Tre), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), Ngọc Hiển (Cà Mau) và Cầu Ngang, Duyên Hải của Trà Vinh.

Theo Nguyễn Hữu Phụng (1996) cho thấy nghêu phân bố ở những vùng có nền đáy cát hay cát bùn trong đó cát phải chiếm từ 60-90% với kích cỡ hạt từ 0,006-0,25 mm. Theo Trương Quốc Phú (1999) thì nghêu phân bố chủ yếu ở vùng trung triều và dưới triều, nơi có độ dốc tương đó bằng phẳng. Theo Nguyễn Tác An và Nguyễn Văn Lục (1994) cho rằng nghêu phân bố ở vùng thời gian phơi bãi từ 2 – 8 giờ/ngày. Độ sâu cực đại tìm thấy nghêu lúc nước ròng là 2,5 m. Nghêu phân bố ở vùng có nền đáy cát mịn đến cát trung có pha lẫn hàm lượng bùn lỏng và xác hữu cơ (10 – 18%), vào mùa mưa bùn lỏng bao phủ nền đáy bãi Nghêu (1,5 - 2,5 cm). Độ mặn đặc trưng cho bãi nghêu dao động từ 7 – 25‰; pH nước 6,5 – 8,5 và nhiệt độ là 26 – 32oC. Theo nghiên cứu của Võ Sĩ Tuấn (1999) ở Gò Công Đông của cho thấy nghêu con tập trung ở độ cao từ khoảng 0,8 – 1,5 m so với số 0 hải đồ .

3. Đặc điểm dinh dưỡng

Các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Phụng và ctv (2001) và Trương Quốc Phú (1999) đều cho thấy nghêu là loài ăn lọc thành phần thức ăn tự nhiên của nghêu là mùn bã và các mảnh vụn hữu cơ lơ lửng trong nước khoảng 75-90%, thực vật phù du chiếm tỷ lệ thấp khoảng 10-25% về số lượng cũng như tần số bắt gặp, chủ yếu là tảo silic (tảo khuê). Theo Trần Thái Bái và ctv., (1978) thì nhóm Bivalvia bắt mồi theo cách lọc nhời hoạt động của các tấm mang trong quá trình hô hấp hút nước qua mang, quá trình bắt mồi diễn ra một cách thụ động, chỉ có những hạt thức ăn có kích thước Phù hợp được chọn lọc Quayle and Newkirk (1989).

Theo Purchon (1977) cho rằng thức ăn giai đoạn ấu trùng của nhóm Bivalvia là vi khuẩn, tảo khuê, mùn bã hữu cơ và nguyên sinh động vật có kích thước nhỏ khoảng 10μm hoặc nhỏ hơn. Theo cứu của Võ Sĩ Tuấn (1999) cho thấy sinh vật phù du hiện diện trong ống tiêu hóa của nghêu chiếm khoảng 10%, trong khi hàm lượng mùn bã hữu cơ chiếm đến 90%. Các giống tảo thường bắt gặp trong ống tiêu hóa của nghêu phải kể đến Coscinodiscus (9loài), Pleurosigma (3 loài), Cyclotella (3 loài), Rhizosolenia (3 loài).

Theo Nguyễn Tác An và Nguyễn Văn Lục (1994) thì nghêu sinh sản hai kỳ trong năm, thời kỳ đầu vào tháng 3 – 5, thời kỳ thứ 2 vào lúc kết thúc mùa mưa khoảng tháng 10 – 11 hàng năm. Còn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đinh Hùng (2000) mùa sinh sản chính của nghêu từ tháng 5 đến tháng 7 và mùa phụ từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau (có năm không thấy xuất hiện mùa phụ) với mật độ nghêu giống xuất hiện thấp hơn, tỷ lệ đực/cái trong tự nhiên là 1/1. Theo Trương Quốc Phú (1999), tốc độ sinh trưởng nghêu thay đổi theo mùa: sinh trưởng nhanh vào tháng 5 - tháng 9, sinh trưởng chậm vào tháng 10 - tháng 4 năm sau. Nhân tố chính ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng là độ mặn, sóng gió, hàm lượng chất lơ lửng trong nước.

Nghiên cứu của Trương Quốc Phú (1999) cho rằng sau một năm tuổi nghêu thành thục sinh dục và tham gia sinh sản, kích cỡ thành thục lần đầu khoảng 3,5 cm. Nghêu phân tính đực, cái riêng biệt, một số cá thể nghêu lưỡng tính, tỷ lệ cá thể lưỡng tính thấp, chiếm 6,82% trong quần thể. Các yếu tố môi trường như nồng độ muối, sóng gió và hàm lượng vật chất lơ lửng là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng của nghêu.

4. Đặc điểm sinh trưởng

Theo nghiên cứu của Gilbert (1973) cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý và chi phối sinh trưởng đến nhóm Bivalvia, kích thước tối đa và sinh trưởng giảm, tuổi thọ tăng khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. Nhiệt độ càng thấp thì mùa sinh trưởng càng ngắn, vùng nhiệt độ càng thấp thì chúng càng tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp hơn là năng lượng cho sinh trưởng và ngược lại. Điều này được minh chứng bởi Angell (1986) rằng trong điều kiện đầy đủ thức ăn thì tốc độ sinh trưởng nhanh khi nhiệt độ tăng.

Một nghiên cứu khác của McDonald and Thomson (1988) cho thấy quần thể sống ở vùng nước sâu có kích cỡ nhỏ hơn vùng nước nông trong cùng thời gian sinh trưởng. Theo Nguyễn Ngọc Lâm và ctv., (1994) cho rằng khả năng lọc thức ăn của nhóm nghêu có kích thước nhỏ lọc tốt hơn nhóm nghêu có kích thước lớn. Một khía cạnh khác, nghêu là loài có tốc độ sinh trưởng về khối lượng nhanh hơn sinh trưởng về chiều dài (Trương Quốc Phú, 1999). Cũng chính điều này làm cho tốc độ tăng trọng của nghêu trong mùa mưa nhanh hơn mùa khô (Trương Quốc Phú, 2001).

5. Đặc điểm sinh sản

Sinh sản là phương thức bổ sung các cá thê mới cho quần thể sinh vật, đảm bảo sự bảo tồn và phát triển nòi giống. Đối với động vật hai mảnh vỏ (Bivalvia) thường sinh sản và thụ tinh ngoài môi trường nước nên quần thể mới phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường. Theo Chu Chí Thiết (2005) Trứng và tinh trùng phóng ra thụ tinh trong nước; nghêu 1 tuổi có thể thành thục, nhìn bề ngoài không phân được đực cái, nhưng khi tuyến sinh dục thành thục có thể dựa vào màu sắc tuyến sinh dục để phân biệt; nghêu cái có màu vàng nhạt, nghêu đực có màu trắng sữa.

Theo nghiên cứu Lâm Ngọc Châu (2007) cho thấy nghêu đực đã thành thục tốt khi làm vỡ phần mềm ở dưới bụng tinh dịch sẽ chảy ra nhưng ở con cái dù hành thục ở mức độ tốt cũng không có hiện tượng chảy ra. Nghêu lớn có thể sinh sản đến 6 triệu trứng/năm và Nghêu có khối lượng 5,4g mỗi lần đẻ 400.000 trứng; Phương thức sinh sản của nghêu là phần sau của thân thò vòi lên mặt nước; Nghêu đẻ trứng phân theo đợt, thời gian cách nhau có khi là nửa tháng và có khi tới một tháng (Chu Chí Thiết, 2005) .

Tuyến sinh dục của Bivalvia thường phân tính, cũng có một số trường hợp lưỡng tính. Nghiên cứu của Appeldorn (1984) Ttrên đối tượng Mya arenaria (soft shell clam) từ 25 quần thể khác nhau cho thấy tỉ lệ đực là 48% và cái là 52%. Đối với Bivalvia thì nhìn hình dạng bên ngoài rất khó xác định được giới tính, chỉ có thể phân biệt được đực cái khi quan sát tuyến sinh dục của chúng. Khi thánh thục sinh dục tuyến sinh dục cái thường có màu vàng nhạt hay màu cam nhát; tuyến sinh dục đực có màu trắng đục.

Theo nghiên cứu của Vakily (1989) trên Vẹm Xanh (Perna viridis) cho thấy khi thành thục sinh dục con cái có tuyến sinh dục cái có màu vàng hay màu cam, con đực có màu trắng đục. Trong khi đó Sò huyết (Anadara granosa), khi thành thục con đực tuyến sinh dục có màu vàng nhạt, con cái có màu đỏ hồng (Broom, 1985). Tuy nhiên, quan sát bằng mắt thường chỉ có thể xác định giới tính nhưng không thể đánh giá mức độ thành thục, để đánh giá chính xác cần quan sát tế bào sinh dục (trứng và tinh trùng) và quan sát tiêu bản lát cắt (Quayle & Newkirk, 1989).

Khi nghiên cứu tiêu bản lát cắt trên đối tượng như Mytilus, Crassostrea, Pecten, Pinctada…Nguyễn Chính (1974), Imai (1977), Quayle & Newkirk (1989) và Gervis & Sims (1992) đều phân chia sự phát triển của tuyến sinh dục thành 5 giai đoạn (từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 4) . Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục có thể tóm tắt như sau:

‹ Giai đoạn 0 (Không xác định)

Tuyến sinh dục không rõ ràng, chưa có sự hiện diện của nang follicule, ở giai đoạn này không xác định được giới tính. Mô leydig chiếm toàn bộ tuyến sinh dục.

Œ Giai đoạn 1 (Tiền giao tử)

Quá trình tạo giao tử bắt đầu với sự xuất hiện của các nang follicule chen lẫn trong các mô leydig. Tế bào sinh dục phát triển trên vách nang.

 Giai đoạn 2 (Phát triển tích cực, sắp chín)

Nang follicule phình to chiếm gần hết khối nội tạng, mô leydig giảm nhanh, các giao tử hình thành nhưng chưa chín. Noãn bào gia tăng kích thước và đạt giai đoạn chín.

Ž Giai đoạn 3 (Chín, sinh sản)

Nang tinh phồng lên và hầu hết chứa trứng và tinh trùng, vách nang mỏng dần, tuyến sinh dục ở trạng thái chín. Trứng sẵn sàng thụ tinh và tinh trùng có khả năng hoạt động.

 Giai đoạn 4 (Giai đoạn nghỉ)

Sau khi sinh sản, vách nang bị rách, bên trong còn sót lại một ít tinh trùng và trứng. Giai đoạn này mô sinh dục bị thay thế dần bởi mô leydig. Mùa vụ sinh sản của các loài Bivalvia có liên quan đến các yếu tố môi trường như: nồng độ muối, thủy triều, dòng chảy… đặc biệt biệt là nhiệt độ. Vùng ôn đới mùa sinh sản thường là mùa xuân. Trong thủy vực vùng ôn đới chu kỳ phát triển tuyến sinh dục theo sự gia tăng nhiệt độ vào mùa xuân, tuyến sinh dục hoàn toàn chín khhi nhiệt độ đạt đến ngưỡng sinh sản. Ở vùng nhiệt đới nồng độ muối biến động lớn, sự biến đổi này kích thích quá trình sinh sản. Bivalvia ở vùng nhiệt đới có mùa sinh sản kéo dài và kém tập trung hơn so với vùng ôn đới (Quayle & Newkirk, 1989).

Jayabal & Kalyani (1986) theo dõi...... Xin Đừng Bỏ Em

CÒN TIẾP XIN HÃY ĐĂNG KÝ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ
LINK FULL: [You must be registered and logged in to see this link.]

http://thuysan2.org

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết