********DIỄN ĐÀN THỦY SẢN********
Xin vui lòng đăng nhập !
Nếu chưa có tài khoản bấm vào đăng ký!
Các bạn đăng ký xong vui lòng vào mail xác nhận mới tham gia được vào diễn đàn!khi xác nhận xong bấm đăng nhập và nhập tài khoản vừa tạo!



Join the forum, it's quick and easy

********DIỄN ĐÀN THỦY SẢN********
Xin vui lòng đăng nhập !
Nếu chưa có tài khoản bấm vào đăng ký!
Các bạn đăng ký xong vui lòng vào mail xác nhận mới tham gia được vào diễn đàn!khi xác nhận xong bấm đăng nhập và nhập tài khoản vừa tạo!

********DIỄN ĐÀN THỦY SẢN********
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
********DIỄN ĐÀN THỦY SẢN********

K2

.
Photobucket
dongho
nhac
Latest topics
» phục hồi file ẩn USB
Luận Văn :Tổng quan về tôm cành xanh và các qui trình ương EmptyTue Oct 23, 2018 10:25 am by hoavothien888

» luận văn khảo sát bệnh trên cá tra giống
Luận Văn :Tổng quan về tôm cành xanh và các qui trình ương EmptyTue Oct 23, 2018 10:22 am by hoavothien888

» luận văn sản xuất cua giống
Luận Văn :Tổng quan về tôm cành xanh và các qui trình ương EmptyTue Oct 23, 2018 10:22 am by hoavothien888

» Luận văn tôm càng xanh
Luận Văn :Tổng quan về tôm cành xanh và các qui trình ương EmptyTue Oct 23, 2018 10:19 am by hoavothien888

» Tổng quan về hiện trạng nuôi tôm - rừng ở DBSCL
Luận Văn :Tổng quan về tôm cành xanh và các qui trình ương EmptyMon Apr 06, 2015 4:04 pm by Thảo Nguyễn

» Bài giảng Khuyến Ngư
Luận Văn :Tổng quan về tôm cành xanh và các qui trình ương EmptySun Mar 01, 2015 9:36 pm by giahien0808

» dam cuoi thai
Luận Văn :Tổng quan về tôm cành xanh và các qui trình ương EmptyThu Oct 23, 2014 1:44 pm by Admin

» TỪ ĐIỂN THỦY SẢN FULL
Luận Văn :Tổng quan về tôm cành xanh và các qui trình ương EmptyThu Apr 10, 2014 2:35 pm by Admin

» ĐƯA THẦY CHÙA QUA SÔNG
Luận Văn :Tổng quan về tôm cành xanh và các qui trình ương EmptyWed Apr 09, 2014 9:42 pm by Admin

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 22 người, vào ngày Wed Jul 24, 2013 11:15 pm

Luận Văn :Tổng quan về tôm cành xanh và các qui trình ương

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin
Admin

1. Sơ lược đặc điểm sinh học của TCX

1.1.Vị trí phân loại

Theo Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú (2009) thì TCX được phân loại như sau:

Ngành: Arthropoda

Ngành phụ: Crustacea

Lớp: Malacostraca

Lớp phụ: Eumalacostraca

Tổng bộ: Eucarida

Bộ: Decapoda

Bộ phụ: Pleocyemata burkenroad

Phân bộ: Caridea

Tổng họ: Palaemonoidea

Họ: Palaemonidea

Giống: Macrobrachium

Loài: Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)



Có thể phân biệt TCX với các nhóm tôm khác ở hình dạng và màu sắc của chúng. TCX có cơ thể thon dài, đối xứng hai bên. Cơ thể gồm hai phần là phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực lớn bao gồm phần đầu với 5 đốt liền nhau, mang 5 đôi phụ bộ và phần ngực với 8 đốt liền nhau mang 8 đôi phụ bộ. Phần đầu ngực được bao dưới tấm vỏ gọi là giáp đầu ngực. Phần bụng gồm 5 đốt có thể cử động và 1 đốt đuôi. Mỗi đốt mang một đôi phụ bộ gọi là chân bơi trừ đốt 6. Mỗi đốt bụng có tấm vỏ bao. Tấm vỏ phía trước xếp chồng lên tấm vỏ phía sau. Tuy nhiên, tấm vỏ của đốt bụng thứ hai phủ lên cả hai tấm vỏ trước và sau nó. Đặc điểm này để phân biệt TCX với nhóm tôm biển (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).

Các phụ bộ có hình dạng, kích thước, chức năng và màu sắc khác nhau. Tôm lớn đôi càng có màu xanh đậm, xuất hiện nhiều gai nhọn và lông tơ trên càng. Quá trình thay đổi trên được thể hiện qua các giai đoạn như: tôm nhỏ, tôm càng lửa nhạt, tôm càng lửa đậm, tôm càng lửa đậm chuyển tiếp càng xanh, TCX nhạt, TCX đậm và tôm già (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).













1.2. Phân bố



Theo Nguyễn Việt Thắng, (1995) thì trong tự nhiên, TCX phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, chủ yếu từ khu vực Châu Úc đến Newguinea, Trung Quốc và Ấn Độ.

Ở Việt Nam TCX phân bố tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ đặc biệt là ở vùng ĐBSCL. Ở các thủy vực độ mặn 18‰ hay đôi khi cả 25‰ vẫn có thể thấy tôm xuất hiện, tùy từng thủy vực với đặc điểm môi trường khác nhau và tùy từng mùa vụ khác nhau mà TCX xuất hiện với kích cỡ, giai đoạn thành thục và mức độ phong phú khác nhau (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).





1.3. Vòng đời tôm càng xanh







Trưởng thành






Nước ngọt (1 năm)






Giống






Giao vĩ và sinh sản






Trứng






postlarvae






Ấu trùng Stage I






Ấu trùng Stage II






Nước lợ 1-2 tháng


































Hình 2.1: Vòng đời của TCX (Trần Thanh Hải, 2007)



Vòng đời TCX có bốn giai đoạn bao gồm: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. TCX từ giai đoạn Postlavae (PL) sống chủ yếu ở nước ngọt. Khi thành thục, tôm bắt cặp, đẻ trứng và trứng dính vào các chân bụng của tôm mẹ.

Tôm trứng di cư ra vùng cửa sông nước lợ 6-18‰ để nở (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003). Tôm có thể di cư rất xa, trong phạm vi hơn 200 km từ bờ biển vào nội địa. Khi trưởng thành chúng lại di cư vào vùng nước lợ nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản và vòng đời lại tiếp tục.





1.4. Dinh dưỡng tôm càng xanh



TCX là giáp xác bậc cao nhưng được ghép vào loại động vật đáy, là loài ăn tạp, tính chọn lọc không cao, chúng ăn các dạng chất hữu cơ đang phân hủy, động vật, thực vật. Chúng xác định thức ăn trước hết là nhờ màu sắc và mùi (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Trong quá trình hoạt động bắt mồi TCX có hiện tượng tranh giành thức ăn. Đồng thời cũng ưa ăn đồng loại với những cá thể vừa lột xác. Hiện tượng này đặc biệt tăng cao khi thức ăn cung cấp không đủ cho tôm. Còn đối với việc lựa chọn thức ăn thì TCX thiên về động vật (Nguyễn Việt Thắng, 1993).

Chất đạm: là thành phần quan trọng trong thành phần thức ăn của tôm cá, là thành phần cơ bản để tạo nên cơ và cơ quan nội quan, nó chiếm khoảng 65-75% trong thành phần sinh hóa của tôm; Mức đạm tối ưu là 27-35% (Trần Thị Thanh Hiền và csv., 2004). Đối với ấu trùng thì nhu cầu đạm tăng cao hơn. Thiếu đạm làm tôm chậm phát triển, giảm khả năng chống chịu bệnh tật. Ngược lại nếu thừa đạm thì đạm sẽ chuyển dạng năng lượng dự trữ hoặc bị thải ra ngoài, điều đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Nhu cầu đạm của tôm thay đổi rất lớn theo giai đoạn phát triển. Ngoài đạm thì thành phần acid amin trong chất đạm hiện cũng đang được quan tâm nghiên cứu đặc biệt là: Arginine, Histidine, Lysine, Isoleusine, Valine, Methionine, Phenylalanine, Threonine và Tryptophan. Do đó tỉ lệ sống và chuyển hóa hệ số thức ăn của tôm phụ thuộc vào nguồn đạm chế biến thức ăn. Nguồn đạm từ cá bột, bột đậu nành ly trích dầu giúp tôm con tăng trưởng tốt. Đối với tôm PL thì tỉ lệ giữa đạm động vật và thực vật tốt nhất là 3:1 (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).

Theo Trần Thị Thanh Hiền, (2004) cho rằng đối với tôm mẹ, chất đạm rất cần thiết cho quá trình tích lũy chất dinh dưỡng chuyển hóa vào tế bào trứng. Ở giai đoạn này thức ăn cung cấp cho tôm mẹ cần có hàm lượng đạm khoảng 40-45%. Nguồn cung cấp đạm chủ yếu là từ bột tôm, bột cá cao đạm và bột đậu nành.

Chất béo: yếu tố thứ hai được quan tâm nghiên cứu là chất béo. Chất béo giữ vai trò quan trọng trong sinh trưởng cũng như trong sinh sản của tôm. Chất béo có trong thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng và những acid béo cần thiết cho sự sinh trưởng bình thường và sự tồn tại của động vật. Đối với chất béo, tỉ lệ giữa các acid béo cao phân tử n-3 và n-6 là rất quan trọng. TCX không thể tự tổng hợp acid béo cao phân tử không no vì thế việc bổ sung các loại dầu cá, dầu mực là rất cần thiết trong thức ăn. Ngoài ra hàm lượng Cholesterol 0,5-1% cũng rất cần thiết cho tôm con (Trần Thị Thanh Hiền và csv., 2004).

Yêu cầu về chất béo của TCX từ 6-7,5% và thay đổi theo sự phát triển của tôm. Ở giai đoạn ấu trùng, do tôm sống trong môi trường nước lợ, nên giống như tôm biển, thức ăn cho tôm ở giai đoạn này cần được bổ sung dầu mực, dầu cá. Trong giai đoạn tôm thịt thì bổ sung dầu mực hoặc dầu cá kết hợp với dầu đậu nành tỉ lệ 1:1. Hàm lượng chất béo không nên vượt quá 10% trọng lượng thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và csv., 2004).

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển buồng trứng của TCX thông qua tuyến gan tụy. Trong giai đoạn này chất béo có vai trò cung cấp các acid béo cần thiết cho tế bào trứng. Do đó chúng có ảnh hưởng đến sức sinh sản và tỉ lệ nở của trứng. Thành phần acid béo trong tế bào trứng chịu ảnh hưởng rõ bởi thành phần aicd béo được cung cấp từ thức ăn. Hàm lượng chất béo cần bổ sung vào thức ăn cho tôm bố mẹ khoảng 8-10%, với tỉ lệ dầu mực và dầu bắp hoặc dầu đậu nành là 2:1 (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).

Chất bột đường: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho động vật, nó được xem là nguồn cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất. Carbohyrate có vai trò quan trọng là tiền đề cho sự trao đổi chất, giúp cho quá trình hấp thụ các acid amin. TCX có men tiêu hóa chất bột đường hoạt động mạnh hơn so với các loài tôm biển. Ngoài ra, chúng còn có thể sử dụng chất bột đường dạng cao phân tử dạng phức hợp tốt hơn so với đường đơn. Thức ăn có chứa hàm lượng bột đường cao đến 40% vẫn cho kết quả tốt về sự tăng trưởng của tôm (Trần Thị Thanh Hiền và csv., 2004). Điều này cũng làm thức ăn TCX rẻ tiền hơn tôm biển.

Vitamin và chất khoáng: Hiện nay các vitamin được sử dụng trong các thí nghiệm về dinh dưỡng cũng như sản xuất thức ăn công nghiệp cho tôm. Vitamin giữ vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Theo Lightner et al., (1979) đã cho biết một vài loài tôm thuộc họ Penaeid không có khả năng tổng hợp Vitamin C (Trần Thị Thanh Hiền và csv., 2004). Vitamin C có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của giáp xác, đặc biệt là giai đoạn ấu trùng. Theo Merchie et al., (1995) Việc bổ xung Vitamin C vào thức ăn cho ấu trùng giáp xác ở các trại sản xuất giống là rất cần thiết để làm tăng tỉ lệ sống, rút ngằn thời gian biến thái và khả năng chịu đựng của ấu trùng (Trần Thị Thanh Hiền và csv., 2004).

D’Abramo et al., (1994) cho biết khi bổ xung lượng Vitamin C lớn hơn 50 mg/kg thức ăn cho TCX ở giai đoạn ấu trùng (7,5±2,4 mg) sẽ cải thiện được tỉ lệ sống của tôm (Trần Thị Thanh Hiền và csv., 2004). Khi thức ăn thiếu hụt Vitamin C sẽ làm giảm khả năng tổng hợp collagen của tôm (Hunter et al., 1979) (được trích dẫn bởi Trần Thị Thanh Hiền và csv., 2004). Theo Dabrowski, (1992) đối với giai đoạn ấu trùng của nhiều loài thủy sản, việc bổ sung Vitamin C vào thức ăn sẽ tăng sự phát triển xương, tỉ lệ sống, tố độ tăng trưởng cũng như khả năng chịu đựng của ấu trùng; Hàm lượng vitamin C cần thiết cho TCX ở giai đoạn giống khoảng 2000 mg Vitamin C/kg thức ăn chế biến (Trần Thị Thanh Hiền và csv., 2008).

Nguyễn Thanh Phương và csv., (2003) cho rằng nhu cầu về khoáng cho giáp xác từ 2-19,5% tính theo trọng lượng khô, trong đó tỉ lệ hàm lượng Ca:P là 0,76:1 đến 4:1. Biddle (1977) khi nghiên cứu về thành phần bột cá làm thức ăn TCX cho biết với mức 3% đến 5,3% Ca, Ca và P có tỉ lệ 1,76:1 là có ý nghĩa trong sinh trưởng của tôm (Trần Thị Thanh Hiền và csv., 2004).

Đối với ấu trùng TCX, dinh dưỡng là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quá trình ương nuôi, ấu trùng TCX có nhu cầu đạm động vật giáp xác rất cao. Chính vì thế mà nhiều tác giả coi ấu trùng Artemia là thức ăn cơ bản, lượng ấu trùng Artemia cho ăn quyết định sự sống sót của ấu trùng. Theo Ling, (1969) cho rằng khi thay thế thức ăn Artemia bằng Moina hoặc Daphania kết hợp với trứng cá, trứng gà, thịt nhuyễn thể cũng cho kết quả nhưng tỷ lệ sống thấp (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).

Trong trường hợp không sử dụng Artemia mà chỉ sử dụng các loại thức ăn khác như trứng cá, lòng đỏ trứng gà hay thức ăn chế biến đạt tỉ lệ sống thấp đạt từ 2-8% (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Ở Việt Nam từ 1982-1983 thử dùng thức ăn chế biến nội địa để ương ấu trùng tôm, cho kết quả từ 2-10% (Nguyễn Việt Thắng, 1995).

Qua nhiều nghiên cứu khác nhau: Ling, Fujimura (1974), Aquacop (1983) xuất đã đi đến kết luận: ấu trùng Artemia là thức ăn nền và nên bổ sung thức ăn chế biến. Sự thay thế một phần thức ăn hỗn hợp chế biến không chỉ làm giảm giá thành giống mà còn do nhu cầu của ấu trùng trong công nghệ sinh sản (Nguyễn Việt Thắng, 1995).

1.5. Đặc điểm sinh sản

a. Phân biệt tôm đực và tôm cái

Có thể phân biệt tôm đực và tôm cái dể dàng thông qua hình dạng bên ngoài của chúng. Tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, có thể đạt được 654g hay cao hơn và khoang bụng hẹp hơn tôm cái, đôi càng thứ hai to, dài và thô, các gốc chân ngực của tôm đực cũng xếp khít nhau hơn so với tôm cái. Cạnh gốc đốt của chân ngực thứ năm có lỗ sinh dục được che phủ bởi tấm giáp, có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).

Cơ quan sinh dục của con đực gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút. Đôi tinh sào ngoằn ngèo nằm giữa mặt lưng của giáp đầu ngực được nối với ống dẫn tinh chạy từ trước tim sang hai bên viền sau của giáp đầu ngực và đổ vào đầu mút nằm ở đốt gốc của chân ngực thứ năm. Túi tinh hình thành trong quá trình phóng tinh. Túi tinh chứa khối tinh trùng không di động.

Tôm cái thường có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon nhỏ, tôm có ba tấm bụng đầu tiên rộng và đài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp trứng, lỗ sinh dục của con cái nằm ở gốc chân ngực số ba, thứ tư và thứ năm, trên bờ sau của giáp đầu ngực và trên nhánh trong của các chân bụng có nhiều lông tơ có tác dụng giúp hướng trứng đi xuống buồng ấp trong quá trình đẻ trứng (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003). Ngoài ra, trên đốt giữa của các chân bụng còn có nhiều lông tỏ mà chỉ hình thành ở thời kỳ lột xác tiền giao vĩ sẽ có tác dụng cho trứng bám vào.

Ở con cái, buồng trứng nằm trên lưng của giáp đầu ngực, giữa dạ dày và gan tụy. Khi buồng trứng thành thục sẽ có màu vàng có thể nhìn thấy qua giáp đầu ngực, trãi dài từ sau đến đốt đầu của phần bụng (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).



b. Thành thục, giao vĩ, đẻ trứng và ấp trứng

Trong tự nhiên, tôm thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm nhưng tập trung vào những mùa chính tùy từng nơi. Ở ĐBSCL, có hai mùa tôm sinh sản chính là khoảng tháng 4 - 6 và tháng 8 - 10 (Thạch Thanh, 2009). Theo Phạm Văn Tình, (2000) thì cho rằng tôm cái thành thục lần đầu khoảng 3 - 3,5 tháng kể từ hậu ấu trùng 10 - 15 ngày (PL10-15­). Kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục đã được phát hiện là khoảng 10 - 13 cm và 7,5g. Tuy nhiên, tuổi thành thục và kích cỡ thành thục của tôm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường và thức ăn. Trong quá trình thành thục, buồng trứng trãi qua bốn giai đoạn phát triển trong vòng 14 - 20 ngày (Theo Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003)

Sau khi tôm cái lột xác 1 - 22 giờ, thường 3 - 6 giờ, tôm bắt đầu giao vĩ (Thạch Thanh, 2009). Tôm đực lúc này vẫn ở trạng thái vỏ cứng (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).

Tùy thuộc vào kích cỡ và trọng lượng của tôm cũng như chất lượng và số lần tham gia sinh sản của chúng mà sức sính sản của tôm có thể thay đổi từ 7.000 - 503.000 trứng (Trần Thị Thanh Hiền và csv., 2004). Thông thường khoảng 20.000 - 80.000 trứng. Trung bình, sức sinh sản tương đối của tôm khoảng 500 - 1.000 trứng/g trọng lượng tôm (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003). Theo Nguyễn Thanh Phương và csv., (2006) cho thấy số lượng trứng trên mỗi gam tôm mẹ từ 961 - 1.094 trứng. Tuy nhiên, tôm nuôi trong ao hồ, sức sinh sản tương đối của chúng có thấp hơn, trung bình 300 - 600 trứng/g trọng lượng. Tôm cái có thể phát dục và đẻ lại sau 16-45 ngày hay có thể chỉ 7 ngày (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003). Tùy trường hợp, chúng có thể phát dục và đẻ lại 5 - 6 lần.

Trong quá trình ấp trứng, tôm cái thường dùng chân ngực quạt nước để tạo dòng nước, làm thoát khí cho trứng. Tôm cũng thường dùng các chân ngực để loại bỏ những trứng hư hay vật lạ bám vào khối trứng. Tùy theo nhiệt độ ấp mà thời gian ấp trứng có thể thay đổi từ 15-23 ngày (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).


Bảng 2.1: Sức sinh sản của tôm ở các kích cở và trọng lượng khác nhau (Ang, 1991).





Chiều dài tổng (cm)


Chiều dài từ hốc mắt (cm)


Trọng lượng tôm (g)


Số lượng trứng




8,0


6,2


4,29


1.044




8,5


6,6


5,31


1.535




9,0


6,9


6,48


2.209




9,5


7,2


7,82


3.115




10,0


7,6


9,36


4.317




10,5


7,9


11,10


5.889




11,0


8,2


13,06


7.917




11,5


8,6


15,25


10.505




12,0


8,9


17,69


13.771




12,5


9,3


20,40


17.855




13,0


9,6


23,40


22.915




13,5


9,9


26,70


29.134




14,0


10,3


30,31


36.719




14,5


10,6


34,26


45.903




15,0


10,9


38,57


56.952




15,5


11,3


43,25


70.163




16,0


11,6


48,32


85.867




16,5


11,9


53,81


104.436




17,0


12,3


59,72


126.279




17,5


12,6


66,08


151.853




18,0


12,9


72,91


181.660




18,5


13,3


80,24


216.253




19,0


13,6


88,07


256.239




19,5


13,9


96,43


302.283




20,0


14,3


105,35


355.112


c. Phát triển của phôi

Theo Nguyễn Thanh Phương và csv., (2003) trứng mới đẻ ra có hình elip, có kích cở khoảng 0,6 - 0,7 mm; trứng được thụ tinh sau khi qua túi chứa tinh trong quá trình đẻ trứng; trứng thụ tinh bắt đầu phân cắt nhân đầu tiên sau 4 giờ; lần phân chia tiếp theo khoảng 1 - 3 giờ; thời gian giữa các lần phân chia sau đó sẽ ngắn dần trong quá trình phát triển của phôi; sự phân chia nhân hoàn thành sau 24 giờ; trong quá trình giảm phân xảy ra khi nhân phân cắt lần thứ ba; ở các giai đoạn phân cắt đầu tiên, nhân nằm sâu trong trứng. Tuy nhiên, từ giai đoạn phôi bì trở đi, nhân chuyển ra gần mặt ngoài hơn. Đĩa mầm xuất hiện ở mặt bụng của phôi vào ngày thứ hai. Quá trình vị hóa xảy ra sau khi hình thành bì, chiếm phần lớn bề mặt bụng và đó là vị trí của phôi đang phát triển.

Theo sự phát triển của phôi, trứng dần dần chuyển từ màu vàng sang màu vàng cam, sau đó có màu xám và khi sắp nở trứng có màu xám đen. Sự thay đổi màu sắc này tương ứng với quá trình tiêu hết noãn hoàng (màu vàng) và hình thành phôi với mắt to màu đen. Sau 17 - 23 ngày, trứng sẽ nở và nở hoàn thành sau 4 - 6 giờ (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003). Khi nở, tôm mẹ cử động chân bụng liên tục để thải ấu trùng ra ngoài.

c. Phát triển của ấu trùng

Ấu trùng mới nở ra sống phù du, có tính hướng quang mạnh và cần nước lợ (6-16‰) để sống và phát triển; ấu trùng sẽ chết sau 3 - 4 ngày nếu không sống được trong nước lợ (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003). Ấu trùng bơi lội chủ động, bụng ngửa và đuôi ở phía trước, chúng bơi lội gần sát mặt nước thành từng đám. Ấu trùng ăn liên tục. Thức ăn bao gồm các loài động vật phù du, giun nhỏ, ấu trùng của các loài động vật thủy sinh. Ấu trùng trãi qua 11 lần lột xác và biến thái để hình thành hậu ấu trùng.

Bảng 2: Đặc điểm các giai đoạn biến thái của ấu trùng TCX (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003)





Giai đoạn


Ngày tuổi (ngày)


Chiều dài ấu trùng (mm)


Đặc điểm




I


1


1,92


Mắt chưa có cuống




II


2


1,99


Mắt có cuống




III


3 - 4


2,14


Xuất hiện chân đuôi




IV


4 - 6


2,50


Có 2 răng trên chủy, chân đuôi có 2 nhánh, có lông tơ




V


5 - 8


2,80


Telson hẹp và kéo dài ra




VI


7 - 10


3,75


Mầm chân bụng xuất hiện




VII


11 - 17


4,06


Chân bụng có 2 nhánh, chưa có lông tơ




VIII


14 - 19


4,68


Chân bụng có lông tơ




IX


15 - 22


6,07


Nhánh trong của chân bụng có nhánh phụ trong




X


17 - 24


7,05


Có 3-4 răng trên chủy




XI


19 - 26


7,73


Răng xuất hiện hết nửa trên chủy




Postlarvae


23 - 27


7,69


Răng xuất hiện cả trên và dưới chủy, có tập tính như tôm lớn




d. Sự phát triển của hậu ấu trùng

Giai đoạn hậu ấu trùng (PL), tôm có hình dạng và tập tính sống giống như tôm lớn. Chúng bắt đầu sống đáy, bám vào nền, vật bám hay cây cỏ. PL bắt mồi chủ động. Thức ăn của PL bao gồm các loại côn trùng thủy sinh, giun nước, các miếng nhỏ nhuyển thể như ốc, sò, mực, tôm, cá, xác bã động thực vật. Giai đoạn hậu ấu trùng (18-30 mm) có thể được nhận biết thông qua những sọc ngang trên carapace. Đây là đặc điểm đặc trưng của loài (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).



1.6. Đặc điểm sinh trưởng

Trong quá trình lớn lên, tôm trãi qua nhiều lần lột xác. Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ của tôm, nhiệt độ, thức ăn, giới tính và điều kiện sinh lý của chúng.



Bảng 3: Chu kỳ lột xác của tôm ở các giai đoạn khác nhau (ở nhiệt độ 28 0C) (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).







Trọng lượng (g)


Số ngày giữa các lần lột xác




2-5


9




6-10


13,5




11-15


17




16-20


18,5




21-25


20




26-35


22




35-60


22-42


2.1.7. Yêu cầu về môi trường sống

Nhiệt độ: Theo Nguyễn Thanh Phương và csv., (2003), nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các giai đoạn của tôm dao động trong khoảng 26 – 31 0C, tốt nhất là 28 – 300C; Nhiệt độ thấp dưới 13 0C hay trên 38 0C gây chết tôm; Khi nhiệt độ ngoài khoảng 22 – 33 0C hoạt động, sinh trưởng và sinh sản của tôm sẽ bị suy giảm. Nhiệt độ cao sẽ làm cho tôm sớm thành thục.

Độ mặn: Theo Nguyễn Thanh Phương và csv., (2003) giai đoạn ấu trùng cần độ mặn 6-16‰, tốt nhất là 10 - 12‰; Các giai đoạn tôm lớn hơn cần độ mặn thấp dưới 6‰. Tôm lớn cần sống trong nước ngọt để sinh trưởng tốt nhất. Tuy nhiên, chúng có thể chịu được độ mặn đến 25‰; Ở độ mặn 30‰ hay trên tôm giống chết rất nhanh do quá trình áp suất thẩm thấu bị phá vỡ hoàn toàn; Khả năng chịu đựng độ mặn của tôm còn tùy thuộc vào nhiệt độ nước; Ở độ mặn 2-3‰ tôm lớn tương đối nhanh hơn so với ở 0‰ và nhanh hơn nhiều so với 15‰; Trong nuôi tôm, độ mặn tốt nhất không quá 10‰ (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).

Oxy: Nhu cầu oxy của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn của tôm, nhiệt độ, độ mặn... đối với tôm con, oxy tối thiểu phải trên 2,1 mg/L ở nhiệt độ 230C, trên 2,9 mg/L ở 28 0C và 4,7 mg/L ở 33 0C, tôm lớn cần nhiều oxy hơn tôm nhỏ. Trong sản xuất giống, oxy được duy trì trên 5 mg/L (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).

Đạm: Dạng đạm đầu tiên được bài tiết ra bởi tôm và các loại giáp xác nói chung là Amonia vốn rất độc. Thông qua quá trình chuyển hóa của vi khuẩn, Amonia sã chuyển thành dạng Nitrite cũng độc cho tôm, sau đó được chuyển thành dạng đạm Nitrate không độc. Tùy theo pH và nhiệt độ, Amonia sẽ tồn tại nhiều hay ít dưới dạng khí NH3. nồng độ NH3 cũng tăng khi pH và nhiệt độ cùng tăng. Trong sản xuất giống, hàm lượng đạm nên được duy trì ở mức dưới 0,1 mg/L đối với đạm nitrite và dưới 1 mg/L đối với đạm Amon.

Bảng 4: Nồng độ gây độc của Amonia đối với ấu trùng tôm ở các mức pH khác nhau (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).





2. Sơ lược nghiên cứu sản xuất giống tôm càng xanh

Ling (1969) đã phát hiện ra đặc điểm sinh thái và sinh sản của TCX; Ling làm thí nghiệm ở Penany (Malaysia) đã thành công trong việc sản xuất giống TCX, khép kín chu trình sản xuất giống từ ấu trùng lên trưởng thành kết quả thu được rất khả quan, nhờ sự khám phá ra là trong giai đoạn ấu trùng, TCX phải có nồng độ muối thích hợp sau bốn năm nghiên cứu (1962 - 1966) Ling đã cho ra tác phẩm sinh lý và phương pháp nuôi TCX trong nước ngọt. Kết quả này đã góp phần lớn vào việc phát triển của nghề nuôi TCX (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).

Tiếp theo đó 1972 công trình sản xuất PL với số lượng lớn của Fujimura và Okamoto đã được những thành công đáng kể ở Hawaii (Mỹ) (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).

Năm 1975 tổ chức nông lương quốc tế (FAO) đã đầu tư xây dựng một trại sản xuất giống ở Vũng Tàu bắt đầu hoạt động vào tháng 3 năm 1975 nhưng hoạt động không hiệu quả, sau năm 1975 được các nghiên cứu chú ý đến việc sản xuất giống TCX như Khoa Thủy Sản Trường ĐHCT, Viện Nuôi Trồng Thủy Sản II, năm 1987 đã xây dựng xong trại TCX ở Vũng Tàu trại này chỉ sử dụng quy trình nước trong hở.

Năm 1977 Aquacop theo dõi sự biến động hóa học của nước trong quy trình ương tăng sản lượng ấu trùng đã đưa ra rằng trong nước sạch cần phải biết được sự biến động về những thay đổi về đạm dạng NH3 và NO2-, khống chế chất lượng nước là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình ương (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).

Năm 1978% trung tâm nghiên cứu cá nước lợ Tepea ( Indonesia ) đã tiến hành sản xuất hàng loạt tôm bột với việc dùng thức ăn tự pha chế (bột cá + sữa + trứng vịt + nước + bột mì) và phụ thêm thức ăn Artemia kết quả đạt tỉ lệ sống 63,4 (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003).

Năm 1983 theo Malecha ở Hawaii áp dụng quy trình sản xuất giống bằng hệ thống nước xanh, mật độ 60 con/lít và có vài trại ương với mật độ 160 con/lít và đạt được tỉ lệ sống là 30 Postlavae/lít (PL/L).

Năm 1986 trên cơ sở của mô hình nước xanh Angkok jee và Cheah đã đề xướng quy trình nước xanh cải tiến. Quy trình này được ứng dụng tại Malaysia kết quả đạt tỉ lệ sống 36 - 77% (Nguyễn Việt Thắng, 1995).

Năm 1988 tại Thailand ương ấu trùng TCX với mật độ là 30-50 con/lít theo quy trình nước xanh và đạt tỉ lệ sống 10-20 PL/lít.

Hiện nay, tại Khoa Thủy Sản Trường ĐHCT ương TCX theo quy trình nước xanh cải tiến đã thành công ở mật độ ương 60-90 con/lít và đạt tỉ lệ sống lớn hơn 78% và đã chuyển giao quy trình này cho các Trung tâm Khuyến ngư và các trại giống ở các tỉnh ở ĐBSCL.

2.1. Nhận xét các ưu và khuyết điểm của các qui trình ương TCX

Trong lịch sử sản xuất giống TCX, có ba hệ thống thường áp dụng trên thế giới là hệ thống nước trong hở, hệ thống nước trong kín và hệ thống nước xanh. Hệ thống “nước xanh cải tiến” còn tương đối mới nhưng cũng cho thấy rất triển vọng. Mỗi mô hình có đặc điểm thuận lợi và khó khăn riêng.

Ương TCX theo hệ thống nước trong hở (Open-water system)

Qui trình nước trong hở được khởi xướng đầu tiên bởi Ling năm 1969 và được hoàn thiện bởi Aquacop từ năm 1977 (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003). Qui trình này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước. Đây cũng là qui trình được ứng dụng chủ yếu ở nước ta trước đây. Nguyên tắc của qui trình này là đảm bảo môi trường nước luôn trong sạch bằng cách thay nước hằng ngày. Đặc điểm quan trọng của qui trình này là ương với mật độ cao, nước được thay và hút cặn hằng ngày. Ưu điểm của qui trình này là cho năng suất rất cao nhưng tốn nhiều nước biển để thay nước do đó cần phải đặt ở những nơi gần biển. Hơn nữa cũng tốn nhiều công lao động và chi phí khác.

Ương TCX trong hệ thống nước trong kín (Close-water system)

Qui trình này do một số tác giả như Sanditer (1977), Menasveta (1980), Singholka (1980) nghiên cứu và căn bản để hoàn chỉnh được đưa vào sản xuất đại trà năm 1984 (Nguyễn Thanh Phương và csv., (2003). Hiện nay hệ thống này được ứng dụng ở nhiều nơi. Nguyên tắc hoạt động của quy trình này là ổn định môi trường nước ương nhờ hệ thống lọc sinh học. Đặc điểm cở bản của hệ thống này là dùng bể lọc sinh học để lọc nước thải ra từ bể ương và tái sử dụng. Ưu điểm của qui trình là đơn giản khi vận hành, tiết kiệm được nước và lao động nhưng quy trình đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư lớn, thiết bị phải đồng bộ, phức tạp khi lắp đặt, khi xảy ra sư cố khó xử lý như bệnh xuất hiện một bể trong hệ thống lọc sinh học sẽ dễ lây sang các bể khác trong cùng một hệ thống lọc do đó phải kiểm soát dịch trong toàn hệ thống lọc và chấp nhận rủi ro cho cả hệ thống.

Ương TCX trong hệ thống nước xanh (Green water system)

Qui trình này được bắt đầu từ năm 1966 do Fujimura khởi xướng và đã hoàn thiện năm 1974 (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003). Qui trình này đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Nguyên tắc của quy trình này là dùng tảo để ổn định môi trường nước ương. Đặc điểm chính của quy trình này là phải thường xuyên bổ xung tảo Chlorella thuần vào bể ương để duy trì màu nước xanh trong bể. Ưu điểm là hạn chế thay nước so với mô hình nước trong hở, môi trường nước ổn định nhờ có tảo nhưng qui trình này ương với mật độ thấp hơn nước trong, kỹ thuật gây nuôi tảo thuần khá tốn kém. Tảo thuần cho vào bể ương thường không bền và phải bổ sung liên tục.

Ương TCX trong hệ thống nước xanh cải tiến (Modifier static green water system)

Qui trình nước xanh cải tiến được Ang đề xướng năm 1986 trên cơ sở cải tiến mô hình nước xanh cải tiến trước đó (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003). Nguyên tắc của quy trình này là cho phép vi sinh vật và tảo phát triển tự nhiên trong bể ương để tự ổn định môi trường nước. Vỏ Artemia được cho trực tiếp để làm giá thể cho các vi sinh vật phát triển. Ưu điểm quan trọng nhất của qui trình là không phải thay nước, không siphon, không vệ sinh bể, không bổ sung thêm tảo trong suốt quá trình ương (tảo chỉ cho vào bể ương một lần đầu trước khi thả ấu trùng), hệ thống đơn giản, chi phí thấp, dễ áp dụng cho nhiều đối tượng và nhiều nơi kể cả những nơi xa biển đặc biệt quy trình này có thể áp dụng với quy mô nông hộ.

2.2. Nhận xét về quá trình sử dụng thức ăn chế biến và thức ăn tươi sống trong quá trình sản xuất giống

Artemia là thức ăn quan trọng trong thủy sản, đặc biệt là trong sản xuất giống. Ở giai đoạn ấu trùng Merchie et al., (1995) báo cáo khi ấu trùng TCX ương bằng ấu trùng Artemia có bổ sung Vitamin C không nâng cao được tốc độ biến thái cũng như tỉ lệ sống của ấu trùng, tuy nhiên khả năng chịu đựng của hậu ấu trùng thì được cải thiện rõ rệt (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2003). Việc sử dụng Artemia được giàu hóa bằng Vitamin C làm tăng giá chi phí thức ăn, do đó phải thay thế một phần Artemia bằng thức ăn tự chế có bổ sung Vitamin C làm cho chi phí giảm xuống và nâng cao được chất lượng ấu trùng (Trần Thị Thanh Hiền, 2008).



Bảng 5: So sánh ưu khuyết điểm của thức ăn chế biến và tươi sống







Thức ăn tươi sống


Thức ăn chế biến




Ít bẩn nước


Làm bẩn nước




Cung cấp một số acid amin thiết yếu


Khó cung cấp acid amin




Tỉ lệ sống và biến thái cao


Tỉ lệ sống và biến thái thấp




Chi phí cao


Chi phí thấp


2.3. Một số nghiên cứu về sử dụng Artemia sinh khối trong ương TCX

a. Đặc điểm sinh học của Artemia

Artemia là tên khoa học của một loài giáp xác, chúng có khả năng chịu đựng nồng độ muối cao đến 250‰ (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2004). Artemia là loài ăn lọc không chọn lọc thường chúng lọc những thức ăn có kích thước < 60 µm như: mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào, các vi sinh vật... (Phạm Thị Ngọc Bích, 2005).

Chúng thường sống ở hồ và các thủy vực nước mặn ven biển hay được nuôi trong các ruộng muối và được phân loại như sau:

Ngành: Arthopoda

Lớp: Crustacea

Lớp phụ: Branchiopoda

Bộ: Anostraca

Họ: Artemia

Giống: Artemia Leach (1989)

b. Một số nghiên cứu về sử dụng sinh khối Artemia

Từ năm 1930, công dụng Artemia dùng để làm thức ăn trong ương nuôi ấu trùng của các loài sinh vật đã được biết đến. Theo Lanvens và Sorgeloos (1996) trong các loại thức ăn tươi sống dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm, cá thì sinh khối Artemia là loại thức ăn được sử dụng phổ biến nhất, hai ông còn cho rằng ấu trùng tôm Hùm Homarus spp. khi sử dụng sinh khối Artemia cho kết quả tốt hơn sử dụng ấu trùng Artemia.

Sinh khối Artemia tươi sống được sử dụng là một khẩu phần thức ăn trong quá trình ương, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có lợi về mặt năng lượng. Theo Naessens và csv., 1997; Wouter và csv., 1999 cho rằng sinh khối Artemia được xem là loại thức ăn lý tưởng cho sự thành thục của tôm biển và là thức ăn phổ biến cho nuôi cá cảnh nhiệt đới.

Từ rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sinh khối Artemia có hàm lượng dinh dưỡng rất cao có khả năng đáp ứng nhu cầu về đạm, lipid của ấu trùng tôm, cá. Theo Trần Thịn Thanh Hiền, (2008) thì hàm lượng Artemia sinh khối khá cao, được trình bày ở các bảng sau:



Bảng 6: Thành phần hóa học của Artemia sinh khối khô







Bảng 7: Thành phần hóa học của Artemia tươi







Thành phần hóa học


Artemia sinh khối tươi




Độ ẩm (%)


84,5




Đạm tổng cộng (%)


7,99




Lipid tổng số (%)


4,64




Tro tổng số (%)


2,33




Carbohydrate tổng số (%)


0,54




Như vậy, Artemia sinh khối hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu đạm của TCX ở giai đoạn tôm bột, giúp cho sự tăng trưởng và khả năng sống sót của tôm được nâng cao.

http://thuysan2.org

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết